Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

KHI NÀO GẠCH KHÔNG NUNG TRỞ NÊN PHỔ BIẾN ?

Thực hiện chương trình phát tiển vậtliệu xây không nung, các địa phương trên toàn quốc đã tổ chức nhiều hội thảo tuyên truyền, thậm chí dung biện pháp mạnh để xóa bỏ những lò gạch thủ công gây ô nhiễm. Tới nay đã có rất nhiều lò gạch truyền thống gây ô nhiễm môi trường đã buộc phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, vật liệu nhẹ, vật liệu không nung vẫn chưa được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Nguyên nhân do đâu ?
Bộ Xây dựng quyết định, kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2013, các công trình xây dựng nhà nước tài trợ hoặc các khu vực đô thị cao hơn 3 tầng phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung. Các công trình xây dựng trong các lĩnh vực khác phải sử dụng tối thiểu 50%vật liệu không nung, tỷ lệ này sẽ là 100% sau năm 2015. 


Trong khi đó, tất cả các công trình từ 9 tầng, bất kể là nhà nước hỗ trợ hay tư nhân sở hữu, phải sử dụng ít nhất 30 % vật liệu không nung từ ngày 15 tháng 1 năm 2013 đến hết năm 2015. Sau năm 2015, khối lượng nguyên vật liệu không nung phải chiếm ít nhất 50 % của tổng số vật liệu.

Tuy nhiên, quy định được ban hành nhưng lại thiêu các cơ quan chức năng nà đã không được giám sát chặt chẽ, dẫn đến nhiều công trình sử dụng ít hoặc không được sử dụng vật liệu không nung.
Ông Lê Quang Linh, Giám đốc công ty xây dựng và thiết kế Phong Cách Mới cho biết, Việt Nam vẫn không có đủ thông tin về vật liệu xây dựng thân thiện môi trường và họ vẫn ngần ngại sử dụng gạch không nung thay thế gạch đất sét nung. 
Theo nhiều nhà thiết kế cho biết, rất khó khăn để thuyết phục các nhà đầu tư sử dụng vật liệu không nung nếu họ vẫn không thể thấy được lợi ích được mang lại từ "vật liệu xanh” này. Nói cách khác, người dân vẫn không có niềm tin vào vật liệu xanh. Điều duy nhất họ có thể thấy là họ phải trả giá cao hơn nếu họ sử dụng các loại vật liệu xanh này. Nhu cầu tại thị trường Việt Nam là không đủ lớn để khuyến khích các nhà sản xuất để thiết lập dây chuyền sản xuất vật liệu xanh. Trong khi đó, số lượng công nhân lành nghề đủ để thực hiện các công trình xây dựng với các vật liệu trọng lượng nhẹ này vẫn còn khiêm tốn. 
Một số nhà phân tích cho biết, sản xuất vật liệu xanh sẽ chỉ phát triển khi thị trường đủ lớn. Trong khi đó, những người tiêu dùng lại nói rằng, bao giờ các sản phẩm xanh chất lượng, đa dạng, phong phú thì sẽ tăng nhu cầu”. Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn.

Trong thực tế, một số loại vật liệu nhẹ đã được sử dụng cho một số công trình xây dựng. Như bức tường thạch cao đã được sử dụng cho các văn phòng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khi nào các loại vật liệu xanh như vậy được sử dụng quy mô lớn tại Việt Nam. Hầu hết các tòa nhà cao tầng hiện nay ở Việt Nam được thiết kế với bê tông cốt thép do chi phí cao của vật liệu nhẹ và thiếu công nhân xây dựng có trình độ.
 Chính phủ đã phê duyệt chương trình quốc gia về phát triển vật liệu không nung, và sẽ có đến 30-40 % của gạch đất sét nung sẽ được thay thế vào năm 2020, do đó giúp giảm lượng khí thải từ các lò gạch truyền thống. 
Tại thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố đã giao Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng không nung. Trong một tài liệu của Bộ Xây dựng, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sản xuất gạch trong lò nung truyền thống đã dừng lại. Trong 305 lò nung của các đơn vị sản xuất thì 94 lò đã ngừng hoạt động. Một số công ty gạch đã được yêu cầu chuyển nơi ở đến các khu vực khác để nhường chỗ cho công trình công cộng.
Công ty CP đầu tư và công nghệ Đức Thành chuyên cung cấp các dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ tiên tiến, chất lượng đẳng cấp Châu Âu.
Hotline: 0934 845 851 
Email: maygach586@gmail.com
Website: timmaygach.com

Chương trình tăng cường sử dụng gạch không nung


    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF). Dự án trên được thực hiện trên toàn quốc trong 5 năm với tổng hạn mức vốn là 38.880.000 USD; trong đó, vốn ODA do GEF viện trợ không hoàn lại thông qua UNDP là 2.800.000 USD.
    Mục tiêu của dự án là cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam. Mức phát thải khí nhà kính trực tiếp ước tính là 383 ktonnes CO2. Mức giảm phát thải khí nhà kính gián tiếp ước tính đạt 13.409 ktonnes CO2 được tích lũy trong vòng 10 năm sau khi dự án kết thúc.

    Kết quả chính của dự án là ban hành chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung; tăng cường năng lực và kiến thức cho cơ quan chính phủ trong việc điều tiết phát triển sản xuất và sử dụng gạch không nung; gia tăng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ và cung ứng gạch không nung ở địa phương có năng lực chuyên môn và tay nghề kỹ thuật được nâng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
    Dự án giúp các nhà đầu tư tiềm năng và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nhiều hơn và bền vững hơn các nguồn tài chính để đầu tư các nhà máy sản xuất gạch không nung và chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung; tăng lòng tin của các định chế tài chính, các nhà đầu tư sản xuất gạch không nung và các cơ quan quản lý vào tính khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính, lợi ích kinh tế môi trường của việc sản xuất gạch không nung; tăng thị phần của gạch không nung trong thị trường gạch xây dựng nói chung.
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ĐỨC THÀNH 
    Đ/c: 164 Khuất duy tiến, Thanh xuân, Hà nội 
    Hotline: Nam 0934 845 851 
    Website: http://timmaygach.com/
    Email: maygach586@gmail.com

    Tỉnh Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh quyết tâm đưa vật liệu xây không nung sử dụng theo quy định.


    Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương ký kết Bản thỏa thuận hợp tác về công tác quản lý, phát triển vật liệu xây dựng giữa Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2014 - 2020)
    Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng tại hội nghị liên kết phát triển vật liệu xây dựng theo hướng bền vững vừa diễn ra tại Bình Dương vào tháng 8/2014. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết trong thời gian qua chúng ta đã có đầy đủ khung pháp lý khuyến khích đầu tư phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN). Hiện nay, các doanh nghiệp đã sản xuất nhiều sản phẩm về chủng loại này như: gạch bê tông khí chưng áp ACC, bê tông bọt khí, các loại bê tông cốt liệu, vách tường, tấm thạch cao… Vấn đề còn lại là thay đổi thói quen người tiêu dùng từ gạch đất sét nung sang VLXKN.
    THUẬN LỢI TỪ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
    Hơn 4 năm nay, khung pháp lý về đầu tư phát triển và sử dụng VLXKN đã được Chính phủ, Bộ Xây dựng ban hành khá đầy đủ tạo thuận lợi từ cơ chế chính sách. Xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, kiên quyết dừng hoạt động đối với các trường hợp không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và tài nguyên theo quy định của Luật Khoáng sản. Năm 2010, Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg tạo cơ chế chính sách cho sản xuất và sử dụng VLXKN. Tiếp đó là chỉ thị 10/2012 của Chính phủ và Thông tư 09 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng VLXKN… 
    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị
    Ngoài các quy định hiện hành về cơ chế chính sách, khung pháp lý cho đầu tư phát triển và sử dụng VLXKN, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Gần đây có các chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, trong đó quy định các mức xử phạt việc sử dụng VLXD không đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời Luật xây dựng mới được ban hành có hiệu lực từ đầu năm 2015 cũng có một số điều khoản quy định sử dụng VLXKN từ khâu thiết kế quy hoạch, lập dự án cho đến sử dụng. Như vậy khung pháp lý về VLXKN đã tương đối đầy đủ và sẽ tiếp tục hoàn thiện bổ sung trong thời gian tới.”
    Phó giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh Phan Đức Nhạn thông tin về Chương trình khảo sát, thu thập thông tin về nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, chủng loại vật liệu xây dựng tiêu biểu của 7 tỉnh thuộc Vùng thành phố Hồ Chí Minh; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (được duyệt tại Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21/5/2011 của UBND thành phố Hồ Chí Minh)
    Ông Phan Đức Nhạn – Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía nam, công nghiệp VLXD là một trong những ngành công nghiệp lợi thế định hướng phát triển của vùng. Vấn đề còn lại là phát triển phải theo quy hoạch phát triển VLXD của cả nước, của vùng và phù hợp với từng địa phương để tạo ra chủng loại sản phẩm có chất lượng cao trở thành thế mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường VLXD trong nước và thế giới. Thực tế tại TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhiều công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở đã và đang đầu tư tạo nhu cầu lớn về VLXD. Do đó, yêu cầu đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh VLXD gắn với phát triển bền vững và sinh thái.
    Ông Nguyễn Thành Tài - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương thông tin quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bình Dương đến 2020 được duyệt tại Quyết định số 08/QĐ-UB ngày 04/1/2012 của UBND tỉnh Bình Dương
    “Hội nghị liên kết phát triển VLXD theo hướng bền vững nhằm phổ biến, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển và sử dụng VLXD. Qua đây các đại biểu tham dự cũng được cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan cho các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực VLXD. Đồng thời hỗ trợ các bên liên quan nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực VLXD để tổ chức và triển khai thực hiện theo đúng quy định trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý về VLXD ngày càng hoàn thiện để các địa phương dễ thực hiện. Qua đây đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát công trình thi công thực hiện có trách nhiệm hơn để ngành VLXD phát triển bền vững” – ông Phan Đức Nhạn lưu ý.
    Công ty Đức Thành chuyên cung cấp các loại dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghê tiên tiến, chất lượng đẳng cấp Châu âu. Hiện Công ty Đức Thành đã cung cấp trên 20 dây chuyền sản xuất gạch không nung chất lượng cao trên toàn quốc, đem tới hiệu quả đầu tư cao cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển gạch không nung tại Việt Nam.
     Thông tin liên hệ: 
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ĐỨC THÀNH 
    Đ/c: Khuất duy tiến, Thanh xuân, Hà Nội 
    Hotline: Nam 0934 845 851 
    Website: http://timmaygach.com/
    Email: maygach586@gmail.com

    PHÁT TRIỂN GẠCH KHÔNG NUNG TẠI BÌNH DƯƠNG

                  Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao nên được xem là một thị trường tiêu thụ VLXD lớn để thực hiện chủ trương của Chính phủ yêu cầu tăng cường sử dụng VLXKN tiến tới hạn chế và chấm dứt sử dụng gạch đất sét nung
             Sáng 16/7 tại tỉnh Bình Dương, Sở Xây dựng Bình Dương đã tổ chức hội thảo “vật liệu xây không nung, bê tông nhẹ và công nghệ sản xuất”.



    Hội thảo vật liệu xây không nung tại Bình Dương

    Theo quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung(VLXKN) đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về việc tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Vì vậy, buổi hội thảo này nhằm phổ biến VLXKN tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng tiến tới chấm dứt sử dụng gạch đất sét nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

    Tại hội thảo, ông Hoàng Vĩnh Toàn, Vụ phó, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Xây dựng tại TP.HCM cho biết: “Qua 3 năm thực hiện chương trình phát triển VLXKN theo Quyết định của Chính phủ, các Bộ ngành, chính quyền địa phương, các nhà đầu tư doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã bước đầu làm quen với VLXKN. Qua đó có thêm nhiều hiểu biết về việc sản xuất và sử dụng VLXKN, đồng thời cũng giữ gìn quỹ đất nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm thải ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của ngành công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội. Năm 2012 cả nước đã tiêu thụ 3,5 tỷ viên gạch xây không nung, tiết kiệm được khoảng 5,25 triệu m3 đất sét và 535 ngàn tấn than cũng như giảm thiểu khoảng 2 triệu tấn khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính”.

    Ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Sở xây dựng Bình Dương cho biết: “Để triển khai Chương trình, Chỉ thị, Thông tư về VLXKN, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quy hoạch phát triển VLXD của tỉnh đến năm 2020; Sở Xây dựng cũng đã dự thảo và đã lấy ý kiến các sở ngành, huyện thị để sớm trình UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cưởng sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung ngay sau khi Thông tư 09/2012/TT-BXD có hiệu lực trên địa bàn tỉnh(UBND tỉnh Bình Dương đã đề nghị Bộ Xây dựng gia hạn thực hiện Thông tư 09 đến 01/01/2014). Mặt khác để triển khai thực hiện sử dụng VLXKN, Sở xây dựng đang soạn thảo bộ đơn giá bổ sung theo Định mức dự toán xây dựng công trình và dự kiến trong tháng 8/2013 trình UBND tỉnh công bố”.

    Để phổ biến VLXKN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Toàn đề nghị: Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao nên được xem là một thị trường tiêu thụ VLXD lớn để thực hiện chủ trương của Chính phủ yêu cầu tăng cường sử dụng VLXKN tiến tới hạn chế và chấm dứt sử dụng gạch đất sét nung. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất VLXD đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết bị để sản xuất VLXKN đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Vì vậy Bình Dương cần có những chính sách cơ chế phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất VLXKN phục vụ mục tiêu phát triển của ngành xây dựng, cũng như nhu cầu thị trường VLXD.


    Theo Báo Xây dựng

    THÔNG SỐ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG QT10-15


    Thông số kỹ thuật máy chủ QT10-15
    Tần số rung (r/min)
    3800- 4500
    Trọng lượng máy
    13.800(kg)
    Kích thước ngoài
    3500x2650x3050(mm)
    Tổng công suất điện máy chính
    45 (kw)
    Chu kỳ hình thành sản phẩm
    15 – 20 (s)
    Áp lực danh định
    25 (Mpa)
    Lực kích rung
    100KN
    Kích thước Pallet
    (1250 x 860 x 25) mm
    Phương thức rung
    Rung thủy lực (sử dụng mô tơ thủy lực hoặc mô tơ điện có biến tần)
                                                          

    SẢN LƯỢNG VÀ QUY CÁCH SẢN PHẨM


    Loại sản phẩm
    Kích thước
    (DàixRộngxCao)
    Viên/khuôn
    Chu kỳ thành hình
    Viên/giờ
    Viên/ngày
    (16h)
    Viên/năm
    (300 ngày)
    Gạch đặc
    210x100x60
    54
    17 giây
    11,435
    182,965
    54,889,412
    Gạch 3 lỗ
    400x100x200
    20
    20 giây
    3,600
    57,600
    17,280,000
    Gạch 3 lỗ
    400x150x200
    14
    20 giây
    2,520
    40,320
    12,096,000
    Gạch 4 lỗ
    400x200x200
    10
    20 giây
    1,800
    28,800
    8,640,000

    THÔNG TIN LIÊN HỆ 
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ĐỨC THÀNH 
    Hotline: NAM 0934 845 851 
    Website: http://timmaygach.com/
    Email: maygach586@gmail.com

    TIÊU CHUẨN VỀ VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG

     Các tiêu chuẩn về vật liệu không nung nói chung và gạch không nung nói riêng 
    TT
    Số hiệu tiêu chuẩn
    Tên tiêu chuẩn
    1
    TCXD 123: 1984
    2
    TCXD 191: 1996
    Bê tông và vật liệu làm bê tông- yêu cầu kỹ thuật
    3
    TCVN 7959: 2011
    Bê tông nhẹ- Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)
    4
    TCVN 9028: 2011
    Vữa cho bê tông nhẹ- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)
    5
    TCVN 9029: 2011
    Bê tông nhẹ- Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp- Yêu cầu kỹ thuật (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)
    6
    TCVN 9030: 2011
    Bê tông nhẹ- Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp- Phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)
    7
    TCVN 5573: 1991
    Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế
    8
    TCVN 5674: 1992
    Công tác hoàn thiện trong xây dựng- thi công và nghiệm thu
    9
    TCVN 7959: 2008
    Blốc bê tông khí chưng áp
    10
    TCVN 2118: 1994
    Gạch canxi- silicat- yêu cầu kỹ thuật
    11
    TCVN 6776: 1999
    Gạch bê tông tự chèn
    12
    TCVN 6477: 2011
    Gạch bê tông- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN)
    13
    TCVN 5775-1: 2007
    Tấm 3D dùng trong xây dựng- phần 1: quy định kỹ thuật
    TCVN 5775-2: 2007
    Phương pháp thử
    TCVN 5775-3: 2007
    Hướng dẫn lắp dựng

    Bên cạnh đó còn có các tiêu chuẩn liên quan không chỉ dành riêng cho VLXKN như yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho cốt liệu, phụ gia, nước trộn, vữa xây…
    Đánh giá tổng quát và nhóm tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật cho VLXKN, trong quá trình theo dõi, quản lý công tác tiêu chuẩn chúng ta nhận thấy như sau:
    1. Vữa xây trát dùng cho bê tông khí chưng áp và bê tông bọt có yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử khác hẳn so với gạch đất sét nung. Gạch không nung xi măng-cốt liệu có thể dùng các loại vữa xây thông thường.
    2. Tiêu chuẩn thiết kế công trình sử dụng VLXKN chưa có chuyên biệt riêng, nhất là đối với bê tông nhẹ và bê tông khí chưng áp. Đối với gạch xi măng cốt liệu có thể không cần có quy định riêng và vẫn có thể sử dụng chung với tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá bình thường.
    6. Theo thông tin mới nhất, ngày 24/11/2011, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành quyết định số 3628/QĐ-BKHCN về việc ban hành một số tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về vật liệu xây không nung. Bộ Xây dựng cũng ban hành Quyết định số 947/QĐ-BXD về chỉ dẫn kỹ thuật "Thi công và nghiệm thu tường xây bằng gạch block bê tông khí chưng áp". Các văn bản này đã được thống kê ở bảng trên.
      7. Ngoài ra, Vụ Kinh tế  Xây dựng, Bộ Xây dựng đang trong giai đoạn hoàn thành "Định mức kinh tế kỹ thuật & đơn giá xây dựng Vật liệu không nung".
    Thông tin liên hệ
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ĐỨC THÀNH 
    Đ/c: 164 Khuất duy tiến, Thanh xuân, Hà nội
    Hotline: Nam 0934 845 851
    Website: http://timmaygach.com/
    Email: maygach586@gmail.com

    Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

    SỬ DỤNG GẠCH KHÔNG NUNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ HIỆU QUẢ ?

     (http://timmaygach.com/) Khi công trình xây dựng gặp sự cố liên quan đến vật liệu, việc chỉ đạo tạm dừng sử dụng để đánh giá nguyên nhân thuộc thẩm quyền và quyết định của chủ đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ rằng, gạch không nung là cách gọi cho các loại gạch mà khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm không qua nung đốt.
    Vừa qua, một số tờ báo đưa tin: “UBND tỉnh Bến Tre vừa chỉ đạo các ngành, các địa phương, từ nay đến năm 2015 tạm ngưng sử dụng vật liệu xây không nung đối với các công trình vốn ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành chức năng phát hiện một số công trình sử dụng gạch không nung vừa xây xong đã hư hỏng nặng. Theo các chuyên gia ngành xây dựng, gạch không nung rất nhẹ, dễ thấm nước, thể tích gạch lúc ướt và lúc khô chênh lệch nhau quá lớn...”.
    Khi công trình xây dựng gặp sự cố liên quan đến vật liệu, việc chỉ đạo tạm dừng sử dụng để đánh giá nguyên nhân thuộc thẩm quyền và quyết định của chủ đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ rằng, gạch không nung là cách gọi cho các loại gạch mà khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm không qua nung đốt.
    Gạch không nung có nhiều loại: bê tông bọt, bê tông khí chưng áp (AAC) thuộc nhóm gạch nhẹ, có tỷ lệ lỗ xốp lớn; Gạch xi măng cốt liệu, gạch đất hoá đá (không nung),... có trọng lượng riêng nặng hơn gạch đất sét nung. Giải pháp làm nhẹ viên gạch xi măng cốt liệu không phải là tạo cốt liệu xốp mà là tạo ra kết cấu nhiều thành vách, có các lỗ rỗng đan xen. Giải pháp này còn giúp cho tường xây từ gạch xi măng cốt liệu có khả năng chống thấm, cách âm và cách nhiệt tốt.
    Vì vậy, khi nói về sự cố do gạch không nung gây ra, cần làm rõ đó là loại gạch nào, do ai sản xuất, công nghệ, đầu tư ra sao? Trong số gạch không nung hiện đang được thị trường chấp nhận có thể kể đến gạch xi măng cốt liệu.
    Thực tế sử dụng chứng minh gạch xi măng cốt liệu (đặc biệt là sản phẩm chống thấm) rất bền vững và hiệu quả. Loại gạch này đã được xây tại nhiều dự án lớn và có thời gian trải nghiệm trên 4 năm như Khách sạn Pullman Hà Nội, Keangnam Landmark Tower, Grand Plaza, Splendora,Hei Tower, Sail Tower...
    Ưu điểm của loại gạch này là độ bền vững của khối xây cao, cách âm cách nhiệt tốt, sử dụng vữa xây thông thường và quy trình xây dựng đơn giản (tương đồng với gạch đất sét nung).
    Sự việc vừa qua tại Tỉnh Bến Tre không phải do gạch xi măng cốt liệu, và cũng không phản ánh bản chất của toàn bộ thị trường gạch không nung.
    Trong năm 2014, các công trình vốn ngân sách và các dự án Nhà ở cao tầng tại Hà Nội xây gạch xi măng cốt liệu (chống thấm) đã và đang chứng minh được hiệu quả và lợi ích xã hội của chính sách phát triển gạch không nung do Chính phủ và Bộ Xây dựng ban hành.
    Tham khảo các dự án: Trường Mầm Non (+Tiểu Học) Hoa Hồng, Dịch Vọng, Phương Liên, Ngã Tư Sở... Nhà ở cao tầng: NOXH Cổ Nhuế, Dự án D22 Trần Bình (MHDI), Xuân Mai Tower, D’.PLais De Louis (Tân Hoàng Minh), Lotte, Aeon Mall Sài Đồng...
    Ở Việt Nam, do thời gian sử dụng gạch không nung chưa lâu, kinh nghiệm của người xây
    dựng chưa nhiều, nên việc lựa chọn vật liệu không nung nào là chủ lực còn phải chờ thêm thử thách nhưng quyết định cuối cùng phải thuộc về khách hàng. Cũng cần có sự tổng kết, định hướng và truyền thông đúng từ các cơ quan quản lý nhà nước. Thời gian trước đây, khái niệm gạch không nung đa phần được hiểu là gạch nhẹ trong khi sản phẩm được khách hàng sử dụng phổ biến hiện nay tại Miền Bắc là gạch xi măng cốt liệu.
    Các công trình do Hàn Quốc hay Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam thì sự lựa chọn số 1 của họ là gạch xi măng cốt liệu. Tham khảo các nhóm công trình:
    1. Nhà máy: Honda Đồng Văn, Toyota Vĩnh Phúc, Nhiệt điện Nghi Sơn, Nhiệt điện Mông Dương, Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên...
    2. Trung tâm Thương mại: Lotte, Big C, Aeon Mall Sài Đồng.
    3. Khu đô thị, nhà ở cao tầng: Splendora, Keangnam Lanmark, Grand Plaza, Lotte...
    Rất mong các lãnh đạo tại Tỉnh Bến Tre chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tìm hiểu cặn kẽ và có quyết định hợp lý đối với việc sử dụng gạch không nung tại tỉnh nhà, đảm bảo chất lượng công trình cũng như tuân thủ chính sách chung của Chính phủ và Bộ Xây dựng.
    THÔNG TIN LIÊN HỆ
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ĐỨC THÀNH 
    Hotline: Mr Nam 0934 845 851 
    Email: maygach586@gmail.com